Theo Hồ Sông Hưng, Báo Văn nghệ trẻ
Một buổi chiều tháng năm. Câu chuyện giữa tôi và Nhà văn Lê Cảnh Nhạc bắt đầu. Con
đường nào đã đưa anh đến với những trang văn nghiêng xuống số phận trẻ thơ vậy?
Tôi hỏi. Với nụ cười hiền hậu, nhã nhặn, Lê Cảnh Nhạc chậm rãi vào chuyện:
-
Tôi quê ở Đức Bồng, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh nhưng lại lập nghiệp từ Làng Sen -
xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An...
Hồi ấy, sau khi tốt nghiệp khoa Văn học-
Lịch sử trường Sư phạm với quyết định về công tác ở Làng Sen, Nhạc phải vượt
qua Bến Thủy sang Vinh trong mưa bão, gió giật cấp 12 để về nơi công tác. Tất
cả đến với Nhạc đều thiêng liêng, mới mẻ. Từ nếp nhà tranh quê nội Bác Hồ Làng
Sen đến quê ngoại Hàng Trù (làng Chùa). Rồi giếng Cốc, núi Chung, lò rèn Cố
Điền... đã gây cho Nhạc nhiều xúc động. Nhất là khi Nhạc được chi đoàn giáo
viên trường phổ thông cơ sở Kim Liên giao trách nhiệm làm Tổng phụ trách Đội
thiếu niên. Nhạc làm quen với các em cùng những hoạt động đầy lãng mạn Hành
quân lên núi Chung theo bước chân Bác Hồ, Vươn cao theo cột cờ Tổ Quốc, Tuổi
thơ Làng Sen từ trên cánh võng- mơ cuỡi ngựa thần bay theo nắng Hùng Vương. Và
cả liên đội háo hức đi tìm Cây tre Làng Sen đẹp nhất. Trong tiếng trống ếch
tưng bừng, trong tiếng hò reo của hàng ngàn đội viên “Cây tre đẹp nhất” đã được
rước về trường. Cùng với cột cờ Tổ Quốc và truyền thống cách mạng Làng Sen trở
thành hình ảnh thiêng liêng đối với các em. Nhạc còn cùng các giáo viên đưa các
em lên núi Chung rú Mượt, rú Thành - những nơi ghi dấu tuổi thơ của Bác Hồ,
nhặt cuội trằng về lằm nền “Bồn hoa ơn Bác”. Đặc biệt, sau mỗi đợt thi đua,
những bông hoa đều là những phần thưởng cao quý cài trê ngực những học sinh
xuất sắc. Có những phong trào thật nhạy cảm và cao đẹp như Quả trong trắng mang
trái tim đỏ - Món quà nhỏ, nặng nghĩa tình lớn gửi tặng các chú thương bệnh
binh ở Quân y Viện 42 hay Mảnh giẻ từ tay em – Sáng thêm nòng súng chú - Đường
đan trong khói lửa - Góp chiến công tuổi thơ...
Giọng Nhạc trầm hẳn xuống như tâm sự:
- Ngày ấy, Nghệ An thiếu gạo lắm... hai
mươi hai giáo viên trẻ quây quần bên nhau trong khu nội trú. Sáng dạy ba, bốn
tiết, trưa về gắng nuốt mấy củ khoai luộc chấm muối vừng hay ăn với canh bầu,
canh cải tự trồng...Có trưa, sau giờ lên lớp tôi về phòng nằm thừ đánh một giấc
cho quên đói, quên mệt, chợt thấy trên bàn có bát cơm gạp mới nén chặt và bát
canh cá khoai nấu với tép đồng... Không biết bao lần tôi nhận những bát cơm
“xiếu mẫu” như thế ! Chị Hương, chị Đức, chị Châu hay thầy Hoàng Nguyên cho con
mang đến. Tôi ăn mà ứa nước mắt ra... Những bài báo đầu tiên và động gió, gửi
về báo Thiếu niên Tiền phong, báo Tiền phong và Văn nghệ Nghệ Tĩnh...
Tôi đã đọc tập truyện Lời ru không bán của anh - Tác phẩm chọn lọc của Nhà xuất bản
Kim Đồng nhân kỷ niệm 45 năm dành cho thiếu nhi - gồm 12 truyện. Tôi nghĩ những
nhận xét của hàng chục tờ báo đã viết về các tác phẩm của anh là hoàn toàn
chính xác. Những câu chuyện anh khai thác là hiện thực của những vùng quê còn
nhiều khó khăn gian khổ nhưng tấm lòng nhân ái của mọi người không bao giờ vơi
cạn. Cái nhìn, cái quan sát của nhà báo, nhà văn Lê Cảnh Nhạc như hoà vào cái
nhìn, cái nhận xét của người cần lao khiến co mỗi câu chuyện vui vừa bình dị
vừa sâu sắc. Người đọc dễ thông cảm đồng tình với vấn đề tác gải đặt ra và cách
giải quyết vấn đề phần lớn có hậu cứ như những câu chuyện thủ thỉ mẹ kể con
nghe hay ông bà kể cho con cháu nghe vậy. Nếu Lâu đài, Lời ru không bán, Tiếng nói người mẹ cầm súng là số phận
của những đứa trẻ gắn liền với số phận éo le của từng người mẹ thì Món quà Tết, Người học trò thứ 31, Ánh lửa
lại là dấu ấn tình cảm của thời kỳ cắp sách của tình thầy trò, của tình bè bạn
đã lắng sâu và luôn được khơi dậy trong cuộc đời mỗi con người. Những Nỗi đau của Đốm, Số phận tuyến khôn hay Những con chim vô tội lại là chuyện
những con vật trong quan hệ thường ngày với con người. Nếu tác giả không hiểu
biết và quen thuộc với chúng thì không thể tạo được sức cảm hoá, thuyết phục
người đọc. Và Con bài cá cược, Giã biệt
bụi đời và Mảnh vỡ cũng vậy; viết
về sự tha hoá của trẻ thơ như không làm cho chúng ta bi quan vì tác giả đã đặt
ra sức đấu tranh giữa cái ác với điều thiện trong mỗi bản thân con người cùng
với sức đấu tranh của cả gia đình, nhà trường và xã hội....
Tôi được biết trước đây Thư viện Hà Nội đã
có buổi giới thiệu tập ký Mầm ác và hướng
thiện của anh qua dư luận báo chí. Xin trích dẫn câu kết của một tờ báo đã
nêu: “Chuyện văn chương nghệ thuật không phải lúc nào cũng đòi hỏi như là điều
kiện để đánh giá một cuốn sách. Nhưng chuyện tình người, tình đời, tình mẫu
tử... thì cuốn sách có cả và thiết tưởng chỉ riêng điều đó mầm ác và hướng
thiện đã rất đáng được cổ vũ, nhất là với những người làm công tác “trông
người”. Đến nay, anh đã được nhiều giải thưởng đáng kể: Giải thưởng sáng tác
văn học của Đại sứ quán Việt Nam tại Liên Xô (cũ) năm 1988; giải thưởng cuộc
thi sáng tác văn học cho thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam và Trung ương Đoàn
1991; giải thưởng sáng tác thơ văn về Quyền trẻ em của Viện Khoa học giáo dục
Việt Nam và RaddaBarnen năm 1992; giải thưởng báo chí Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh năm 1991 và
giải thưởng báo chí toàn quốc của Hội Nhà báo Việt Nam 1995. Hiện nay anh đã là
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam và là Tổng biên
tập Tạp chí Gia đình và Trẻ em.... Anh có thể cho biết những nguyên nhân dẫn
đến những thành tựu của cả văn chương và báo chí của anh được không ?
Sau
giây phút trầm tư, lại vẫn là nụ cười hiền hậu và giọng nói nhẹ nhàng, khiêm
tốn của Nhạc.
- Nơi chôn rau cắt rốn của tôi là vùng đất học. Tôi chịu ảnh hưởng
giáo dục của cha tôi là một nhà giáo lớn lên lại may mắn được lập nghiệp ở Làng
Sen- quê Bác...
Tuy Nhạc không kể nhiều nhưng tôi hiểu, là
một đảng viên của mảnh đất “Nghệ Tĩnh đó”
Nhạc luôn cố gắng rèn luyện sống xứng đáng với truyền thống quê hương.
May mắn hơn, Nhạc được đào tạo chính quy: cả chuyên môn tâm lý học, lý luận
chính trị cũng như ngoại ngữ và cả báo chí. Có lẽ cơ bản Nhạc vừa là người thầy
vừa là bạn của các em nên đã có một số vốn sống nào đó để thực hiện “trách
nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân” của mình. Cũng phải nói thêm một điều không
kém phần quan trọng là môi trường công tác và tình đồng nghiệp là chất keo gắn
bó Nhạc với mảnh đất “Bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em”; đồng thời cũng thôi
thúc Nhạc trong sáng tạo văn học và báo chí....
Xin được nói thêm Lá chắn trước hiểm hoạ ma tuý là tập
sách tập hợp chủ yếu từ những bài viết trên Tạp chí Gia đình và Trẻ em và các
báo, tạp chí khác do Lê Cảnh Nhạc chủ biên và Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em
vừa xuất bản (Quý 2-2003) là một sáng kiến tập hợp những thông tin phục vụ công
tác tuyên truyền phòng chống ma tuý của Đảng và Nhà nước, góp tiếng nói tích
cực để Việt Nam trở thành đất nước an toàn lành mạnh... Xin chúc mừng sự nhạy
cảm của nhà văn, nhà báo Lê Cảnh Nhạc. Tôi cho là sự nhạy cảm của nhà văn, nhà
báo đều cần thiết như nhau - Chỉ có cách thể hiện là khác nhau...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét